CÔNG TY TNHH

 TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG PCCC NĐC

Hotline
0912.79.79.07
0988.787.535 - 0946.371.114

Những Quy Định Về Phòng Cháy Chữa Cháy Trong Doanh Nghiệp

Cập nhật 123: 10/09/2020

Theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31 tháng 7 năm 2014 có nội dung chứa đầy đủ các yêu cầu bắt buộc và vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn an toàn cháy nổ và quy định về phòng cháy chữa cháy.

Phạm vi áp dụng của nghị định 79 này bao hàm nhiều đối tượng đa dạng như hộ gia đình, trường học, bệnh viện, kho xưởng, công trình xây dựng, chợ, siêu thị,.v.v…

Những Quy Định Về Phòng Cháy Chữa Cháy Trong Doanh Nghiệp

Một số quy định Phòng cháy chữa cháy và An toàn lao động

  • Tất cả các công nhân làm việc trên công trường đều phải được huấn luyện và hướng dẫn về an toàn và phòng chống cháy nổ.
  • Đảm bảo đủ ánh sáng tại khu vực thi công
  • Đảm bảo vệ sinh thông thoáng tại khu vực thi công
  • Phải có biển báo, rào chắn tại khu vực thi công
  • Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho con người
  • Kiểm tra an toàn lao động trước khi vào khu vực thi công
  • Trang bị các bình chữa cháy
  • Tất cả các thiết bị có liên quan đến công việc phải thông qua giám sát an toàn lao động công trình kiểm tra như: Tủ điện thi công phải có thiết bị chống rò và được kiểm tra cách điện, bơm nước, máy hàn, máy cắt… phải được kiểm tra cách điện.

Phòng cháy chữa cháy và An toàn lao động là hai vấn đề quan trọng mà mỗi tổ chức đều phải đặt lên hàng đầu. Phòng cháy, chữa cháy sẽ giúp tổ chức phòng tránh được những rủi ro để lại hậu quả lớn. Ngoài ra, xây dựng lực lượng sẵn sàng ứng phó với những tình huống khẩn cấp.

Quy định chung

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư 48 PCCC quy định về mẫu, cấu tạo, chất liệu, màu sắc, kiu dáng trang phục chữa cháy của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, bao gm: Quần, áo, mũ, ủng, găng tay, khẩu trang chữa cháy; kiểm định, kinh phí bảo đảm trang bị và yêu cầu đối với trang phục chữa cháy.

Những Quy Định Về Phòng Cháy Chữa Cháy Trong Doanh Nghiệp

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đi với

1. Lực lượng dân phòng.

2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

4. Công an các đơn vị, địa phương.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Yêu cầu đối với trang phục PCCC

1. Bđảm tính thống nhất, đồng bộ và phù hợp với yêu cầu công tác chữa cháy của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chỉ huy và quan hệ phối hợp giữa các lực lượng tham gia chữa cháy.

Những Quy Định Về Phòng Cháy Chữa Cháy Trong Doanh Nghiệp

3. Bảo đảm chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định tại Thông tư này.

Điều 4. Quy định về mẫu trang phục chữa cháy

Ban hành kèm theo thông tư 48 PCCC mẫu trang phục chữa cháy của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; cụ thể:

1. Áo chữa cháy (mẫu số 01).

2. Quần chữa cháy (mẫu số 02).

3. Mũ chữa cháy (mẫu số 03).

4. Ủng chữa cháy (mẫu số 04).

5. Găng tay chữa cháy (mẫu số 05).

6. Khẩu trang chữa cháy (mẫu số 06).

Trang phục chữa cháy

Điều 5. Quần áo chữa cháy

1. Kiểu dáng: Theo mẫu số 01, mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể:

a) Áo chữa cháy:

  • Kiểu dài tay; cổ bẻ, ve c chữ K, phía dưới bên phải cổ áo có 01 chiếc cúc, đường kính 22 mm; áo có dây đai gắn cố định bên cổ trái và gắn băng gai bên cổ phải;
  • Thân trước hai bên ngực áo có 02 túi b cơi, có lót túi bên trong; khóa áo kéo thẳng đứng nằm n phía bên trong, chỉ nhìn thấy đường may bên ngoài; nẹp áo có một hàng cúc 05 chiếc, đường kính 22 mm, cài nằm ẩn phía bên trong; từ trước ra sau thân áo có 02 dải phản quang nằm cách nhau 05 cm, mi dải phản quang có vạch màu xanh nm giữa nền màu xám khổ rộng 05 cm; gáo bẻ cuộn 02 cm;
  • Tay áo có 01 dải phản quang vạch màu xanh nằm giữa nền màu xám khổ rộng 05 cm; cùi chỏ tay áo có 01 lp vi đệm bên trong; gấu tay áo có 02 lớp, bẻ cuộn 02 cm.

Những Quy Định Về Phòng Cháy Chữa Cháy Trong Doanh Nghiệp

b) Qun chữa cháy

  • Kiu qun dài, ng rộng; cạp qun rộng 4,5 cm, có thun co giãn hai bên hông và 06 vt xăng; cửa quần có khóa kéo theo chiều thẳng đứng, có cúc cài nằm ẩn phía bên trong;
  • Thân trước quần có 02 túi chéo đắp nổi; bên phải trước ống quần phía gần đầu gối có 01 túi hộp; hai bên đầu gối quần có đệm lót; từ trước ra sau hai bến ống quần có 01 dải phản quang vạch màu xanh nằm giữa nền màu xám khổ rộng 05 cm; gấu quần bẻ cuộn 02 cm; thân sau hai bên mông quần có 02 túi.

2. Chất liệu: Polyeste/cotton (65/35± 3%).

3. Màu sắc: Vàng (pantone 15-1132 TPX).

Những Quy Định Về Phòng Cháy Chữa Cháy Trong Doanh Nghiệp

Điều 6. Mũ chữa cháy

1. Kiểu dáng: Theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Cấu tạo, chất liệu: Thân mũ làm bng nhựa ABS tổng hợp, có kích thước 296x237x183 mm, bề dày ³ 04 mm, chịu va đp; phía trên đnh mũ có lớp vỏ xương sống vuông chạy từ trước ra sau, hai bên thân mũ có cấu tạo li ra để bo vệ tai. Phía trước mũ có kính bảo vệ bằng nhựa Polycarbonate (PC) không màu, bề dày 02 mm, giúp cn bụi, gió, hơi nóng khi chữa cháy. Bên trong thân mủ có lớp xốp bảo vệ bng chất polystyren dày ³ 20 mm để làm giảm lực va chạm; lớp lót bằnsợi poly dày 02 mm; quai đeo và khóa làm bằng sợi tổng hợp và nhựa Acetic có sức chịu tải, giúp giữ cố định mũ vào đầu khi di chuyển; có thiết bị tăng giảm cỡ đầu để tăng giảm chu vi vòng đầu khi sử dụng.

Những Quy Định Về Phòng Cháy Chữa Cháy Trong Doanh Nghiệp

3. Màu sắc: Đỏ.

Điều 7. Các trang phục chữa cháy khác

1. Ủng chữa cháy

a) Kiu dáng: Theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Cấu tạo, chất liệu: ng cao c, thân ủng đứng và đúc liền đế, chống thấm nước; mũi ng tròn, có miếng lót kim loại bên trong bảo vệ mũi bàn chân; bên trong thân ng có lớp vi chuyên dùng chống trượt, bám dính vào thành ng; cổ ng, mũi ủng, các gờ sau của ng có gân và chỉ viền xung quanh; đế ủng đúc, dày 05 cm, có vân nổi hình răng cưa tăng độ ma sát. Ủng được làm bằng nhựa PVC hoặc cao su nhân tạo.

c) Màu sắc: Thân ủng màu xám, đế màu đỏ.

2. Găng tay chữa cháy

a) Kiểu dáng: Theo mu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Cấu tạo, chất liệu: Loại găng tay dài, xỏ kín năm ngón tay, từ trước ra sau cổ tay có băng thun co giãn; bên trong găng tay có phủ lớp chất chống trượt. Găng tay được làm bằng chất liệu Polyeste/cotton (65/35± 3%).

c) Màu sắc: Vàng (pantone 15-1132 TPX).

3. Khu trang chữa cháy

a) Kiểu dáng: Theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Cấu tạo, chất liệu: Khẩu trang có thanh nẹp ôm khít mũi và bao phủ toàn bộ phần miệng, mũi, có dây đeo ở hai bên tai; khu trang có 04 lớp, gm lớp vi bảo vệ bên ngoài, lớp trợ lọc tạo độ cứng cho khẩu trang, lớp vật liệu lọc chính và lõi lọc bằng than hoạt tính ép trong vi. Khẩu trang được làm bằng chất liệu Polypropylene.

c) Màu sắc: Trng.

Điều 8. Kiểm định trang phục chữa cháy

Trang phục chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Điều 9

Kinh phí bảo đảm trang bị trang phục chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành

1. Kinh phí bảo đảm trang bị trang phục chữa cháy cho lực lượng dân phòng được bố trí trong ngân sách quốc phòng và an ninh hàng năm của Ủy ban nhân dân các cấp và thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở bảo đảm kinh phí trang bị trang phục chữa cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.

3. Kinh phí bảo đảm trang bị trang phục chữa cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành thuộc các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách nhà nước ở Trung ương và địa phương do ngân sách nhà nước bảo đảm và thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 01 năm 2016.

2. Lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượnphòng cháy và chữa cháy chuyên ngành đã được trang bị quần, áo, mũ, ủng, găng tay, khẩu trang chữa cháy trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục sử dụng cho đến khi hết niên hạn.

Điều 11. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.

2. Căn cứ yêu cầu và tình hình thực tế, Cục Cnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu sửa đi, bổ sung quy định về trang phục chữa cháy của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành quy định tại Thông tư này trình Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định.

3. Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn, kiểm tra và định kỳ vào tháng 12 hàng năm báo cáo Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) việc thực hiện quy định về trang phục chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

b) Tổng hợp đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về trang phục chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòncháy và chữa cháy chuyên ngành báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ).

4. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

5. Đ nghị thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hp với Bộ Công an trong việc quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy định về trang phục chữa cháy của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành thuộc cơ quan, tổ chức, cơ sở do Bộ, ngành, địa phương mình quản lý.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mc, Công an các đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để kịp thời hướng dẫn.

TOP từ khóa được tìm kiếm

– Luật pccc

– nghị định số 79/2014/nđ-cp

– nghị định 136/2020

– thông tư 66/2014/tt-bca

– luật pccc mới nhất 2018

– nghị định 136/2020/nđ-cp

Bình Luận

BÀI VIẾT NỔI BẬT

BÀI VIẾT TIÊU BIỂU