Hiện nay, có nhiều cơ sở sản xuất trong khu, cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và các cơ sở sản xuất, kho hàng hóa trong khu dân cư tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ. Nhằm hạn chế tối đa cháy, nổ, thương vong do cháy gây ra, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) đã chủ động rà soát, chỉ ra tồn tại, đưa ra giải pháp phòng ngừa.
Các dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến thiết kế PCCC khu công nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có biên bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về PCCC của cơ quan chức năng thì mới được đưa vào hoạt động.
Theo phân tích của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH- CATP Hà Nội, có nhiều nguyên nhân dẫn đến gia tăng vụ cháy, nổ, song nguyên nhân bảo dưỡng máy móc và thiếu sự giám sát trong khi sản xuất là mấu chốt quan trọng. Đối với cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp việc tuân thủ nguyên tắc an toàn PCCC là yếu tố sống còn, tuy nhiên không phải công nhân nào cũng ý thức để thực hiện cho tốt. Theo số liệu thống kê, có 668 cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC của huyện Thường Tín, trong đó có 235 cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo phụ lục II Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.
Cụm Công nghiệp, làng nghề chăn ga, gối đệm là những nơi có số lượng công nhân lớn; tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng các ngành nghề có nhiều nguyên, vật liệu dễ cháy tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy nổ rất lớn.
Theo quy định tại Khoản 12 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 thì:
Tại Điều 12 Nghị định 79/2014/NĐ-CP, Khi lập quy hoạch dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải bảo đảm các nội dung sau:
Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ như sau:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh.
Bước 3: Cá nhân, tổ chức nộp phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo thông báo nộp phí của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.
Qua bài viết trên hy vọng các doanh nghiệp sắp thi công các khu công nhiệp sẽ có thêm những kiến thức về phương án thiết kế PCCC cụm công nghiệp, nhà xưởng cho doanh nghiệp của mình để phòng cháy và chữa cháy một cách an toàn và hiệu quả nhất.
➡ Bảng giá thiết bị báo cháy khu công nghiệp
TOP từ khóa được tìm kiếm