CÔNG TY TNHH

NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG

Hotline
0912.79.79.07
0988.787.535 - 0946.371.114

Tìm Hiểu Về Hệ Thống Chuông Báo Động Báo Cháy

Cập nhật 123: 16/09/2019

Lắp đặt hệ thống thiết bị báo cháy là điều cần thiết để bạn có thể an tâm hơn khi sinh sống và làm việc tại đó. Đồng thời dễ dàng hơn khi có đám cháy và có biện pháp xử lý kịp thời.

Vậy bạn có thắc mắc vì sao hệ thống chuông báo động báo cháy có thể kêu khi có cháy cũng như nguyên lý hoạt động của chúng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tìm hiểu về hệ thống chuông báo động báo cháy

Cấu tạo của hệ thống chuông báo động báo cháy

Hệ thống chuông báo động báo cháy tự động là hệ thống tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ là phát hiện cũng như báo động khi có cháy xảy ra.

Một hệ thống thiết bị báo cháy tự động cơ bản sẽ được cấu tạo bởi ba phần chính là trung tâm báo cháy, thiết bị đầu vào và thiết bị đầu ra. Trong đó, trung tâm báo cháy sẽ được thiết kế ở dạng tủ, bao gồm một bảng điều khiển chính, các module, một biến thể và pin.

Tìm Hiểu Về Hệ Thống Chuông Báo Động Báo Cháy

Hệ thống chuông báo động báo cháy

Thiết bị đầu vào bao gồm đầu báo khói, đầu báo nhiệt, báo gas, báo lửa… và thiết bị công tắc khẩn. Thiết bị đầu ra sẽ bao gồm bảng hiển thị phụ, chuông báo động, đèn báo động, đèn thoát hiểm, bộ quay số điện thoại tự động.

Tất cả những thiết bị này sẽ được hoạt động theo một cơ chế đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Hệ thống đảm bảo tính chính xác cao.

Phân loại thiết bị báo cháy

Hệ thiết bị báo cháy thông thường

Hệ thống với tính năng đơn giản, giá thành không cao, chỉ thích hợp lắp đặt tại các công ty có diện tích vừa hoặc nhỏ (vài ngàn m2), lắp đặt cho những nhà, xưởng nhỏ…

Do các thiết bị mắc nối tiếp với nhau và nối tiếp với trung tâm báo cháy, nên khi xảy ra sự cố trung tâm chỉ có thể nhận biết khái quát. Hệ thống chỉ hiển thị toàn bộ khu vực (Zone) mà hệ thống giám sát Điều này làm hạn chế khả năng xử lý của nhân viên giám sát.

Hệ thiết bị báo cháy địa chỉ

Hệ thống với tính năng kỹ thuật cao, lắp đặt tại các công ty mà mặt bằng sử dụng rộng lớn (vài chục ngàn m2).

Từng thiết bị trong hệ thống được mắc trực tiếp vào trung tâm báo cháy. Giúp trung tâm nhận tín hiệu xảy ra cháy tại từng khu vực, từng địa điểm một cách rõ ràng, chính xác.

Trung tâm nhận biết thông tin sự cố một cách chi tiết, nhân viên giám sát có thể xử lý sự cố một cách nhanh chóng.

Tìm Hiểu Về Hệ Thống Chuông Báo Động Báo Cháy

Tính năng thiết bị báo cháy

Trung tâm báo cháy

Bao gồm tủ trung tâm, trung tâm điều khiển, Control Panel. Thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống, quyết định chất lượng của hệ thống.

Thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy tự động, nhận và xử lý các tín hiệu báo cháy từ các đầu báo cháy tự động hay các tín hiệu sự cố kỹ thuật. Hiển thị các thông tin về hệ thống và phát lệnh báo động, chỉ thị nơi xảy ra cháy.

Thiết bị đầu vào

Thiết bị rất nhạy cảm với các hiện tượng của sự cháy như sự tăng nhiệt, tỏa khói, phát sáng, phát lửa. Có nhiệm vụ chính là nhận thông tin nơi xảy ra sự cháy, sau đó truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy.

Đầu báo

  • Đầu báo khói: Thiết bị giám sát trực tiếp, phát hiện ra dấu hiệu khói để chuyển các tín hiệu khói về trung tâm xử lý. Được bố trí tại các phòng làm việc, hội trường, các kho quỹ, các khu vực có mật độ không gian kín. Có hai dạng chính là đầu báo khói dạng điểm và đầu báo dạng Beam.
  • Đầu báo nhiệt: Thiết bị dùng để dò nhiệt độ của môi trường trong phạm vi bảo vệ. Được lắp ở nơi chứa thiết bị máy móc, Garage, các buồng điện động lực, nhà máy, nhà bếp,…Chia làm hai loại là đầu báo nhiệt cố định và đầu báo nhiệt gia tăng.
  • Đầu báo lửa: Thiết bị cảm ứng các tia cực tím phát ra từ ngọn lửa, nhận tín hiệu. Sau đó gởi tín hiệu báo động về trung tâm xử lý khi phát hiện lửa. Được lắp đặt ở các nơi xét thấy có sự nguy hiểm cao độ ví dụ như kho chứa chất lỏng dễ cháy. Thiết bị rất nhạy cảm đối với các tia cực tím. Đầu dò chỉ phát tín hiệu báo động về trung tâm khi có hai xung cảm ứng tia cực tím.
  • Đầu báo gas: Thiết bị trực tiếp giám sát, phát hiện dấu hiệu có gas khi tỉ lệ gas tập trung vượt quá mức 0.503%. Nhanh chóng gởi tín hiệu báo động về trung tâm xử lý. Thường được bố trí ở nơi có gas như các phòng vô gas, kho chứa gas. Được lắp trên tường, cách sàn nhà từ 10 – 16cm, không được phép lắp đặt dưới sàn nhà.

Tìm Hiểu Về Hệ Thống Chuông Báo Động Báo Cháy

Công tắc khẩn

Lắp đặt tại những nơi dễ thấy của hành lang các cầu thang để sử dụng khi cần thiết. Cho phép người sử dụng chủ động truyền thông tin báo cháy bằng cách nhấn hay kéo vào công tắc khẩn. Báo động khẩn cấp cho mọi người đang hiện diện trong khu vực biết và có biện pháp xử lý hỏa hoạn. Di chuyển nhanh chóng ra khỏi khu vực nguy hiểm bằng các lối thoát hiểm.

  • Khẩn tròn, vuông.
  • Khẩn kính vỡ (break glass).
  • Khẩn giật

Thiết bị đầu ra thiết bị báo cháy

Thiết bị sẽ nhận tín hiệu từ trung tâm báo cháy truyền đến. Có tính năng phát đi các thông tin bằng âm thanh (như chuông, còi), bằng tín hiệu phát sáng (đèn). Từ đó giúp mọi người nhận biết đang có hiện tượng cháy xảy ra.

Bảng hiển thị phụ

Hiển thị thông tin các khu vực có sự cố từ trung tâm báo cháy truyền đến. Nhận biết tình trạng nơi xảy ra sự cố để xử lý kịp thời.

Chuông báo cháy

Lắp đặt tại phòng bảo vệ, các phòng có nhân viên trực, cầu thang nơi đông người qua lại… Mục đích là để thông báo cho những người xung quanh biết được sự cố đang xảy ra. Có phương án xử lý, di tản kịp thời.

Còi báo cháy

Thiết bị có tính năng và vị trí lắp đặt giống như chuông báo cháy. Nhưng còi được sử dụng khi khoảng cách giữa nơi phát thông báo đến nơi cần nhận thông báo báo động quá xa.

Đèn

Phát tín hiệu báo động, mỗi loại đèn sẽ có chức năng khác nhau. Được lắp đặt ở tại các vị trí thích hợp để phát huy tối đa tính năng của thiết bị này.

  • Đèn chỉ lối thoát hiểm.
  • Đèn báo cháy (Corridor Lamp).
  • Đèn báo phòng (Room Lamp).
  • Đèn chiếu sáng trong trường hợp khẩn (Emergency Light):

Tìm Hiểu Về Hệ Thống Chuông Báo Động Báo Cháy

Bộ quay số điện thoại tự động

Được lắp trong trung tâm báo cháy. Khi nhận được thông tin báo cháy từ trung tâm, thiết bị sẽ tự động quay số điện thoại đã được cài đặt trước để thông báo đến người chịu trách nhiệm chính. Thông thường quay được từ 3 tới hơn 10 số.

Bàn phím (Keypad, Bàn phím điều khiển)

Là phương tiện dùng để điều khiển mọi hoạt động của hệ thống. Qua bàn phím, có thể điều khiển hoạt động theo ý muốn một cách dễ dàng.

Ví dụ như nhập lệnh đưa hệ thống vào chế độ giám sát, ngưng chế độ giám sát một số khu vực trong toàn bộ hệ thống…

Modul địa chỉ

Modul địa chỉ được sử dụng trong hệ thống báo cháy địa chỉ. Có khả năng cho biết vị trí chính xác nơi xảy ra sự cố cháy trong một khu vực đang bảo vệ.

Ứng dụng hệ thống báo cháy

Hệ thống các thiết bị báo cháy thường trang bị cho các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại -văn phòng, nhà ở trung, cao cấp..

Hệ thống báo cháy bao gồm: Trung tâm điều khiển báo cháy, đường dây tín hiệu điều khiển báo cháy, chuông báo cháy, các đầu báo cháy, nút ấn báo cháy bằng tay cùng các đèn chỉ thị báo cháy.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy

Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín: Thiết bị đầu vào nhận tín hiệu – truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy – thiết bị đầu ra phát tín hiệu báo động.

Khi có tín hiệu về sự cháy, ví dụ như nhiệt độ gia tăng đột ngột, hay có sự xuất hiện của khói, các tia lửa điện… Những thiết bị đầu vào như đầu báo, công tắc khẩn sẽ nhận được tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy.

Hy vọng với bài viết trên, Cty TNHH NDC đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống chuông báo động báo cháy tự động.

Công ty chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác của các doanh nghiệp !

➡ Tham khảo thiết bị chữa cháy

TOP từ khóa được tìm kiếm

– Hệ thống chuông báo động báo cháy

– Đầu báo khói chữa cháy

– Thiết bị báo cháy

– Bình chữa cháy

– Cung cấp thiết bị pccc

– Máy báo cháy

 

Bình Luận

BÀI VIẾT NỔI BẬT

BÀI VIẾT TIÊU BIỂU