Thiết Kế PCCC Công Trình Công Nghiệp | Quy Định Khi Thiết Kế PCCC
Cập nhật 123: 31/12/2020
Lượt xem
137
Các công trình công nghiệp như sản xuất chăn ga gối đệm, vải vóc…là những nơi có số lượng công nhân lớn, tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng các ngành nghề có nhiều nguyên, vật liệu dễ cháy tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy nổ rất lớn.
Các dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật cần phải thiết kế PCCC công trình công nghiệp một cách an toàn, thẩm duyệt của bộ PCCC để được đưa vào hoạt động.
Quy định khi thiết kế PCCC công trình công nghiệp
Theo quy định tại Khoản 12 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 thì:
- Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho toàn khu; xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy phù hợp với phương án phòng cháy và chữa cháy.
- Cơ sở hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở mình; phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
Tại Điều 12 Nghị định 79/2014/NĐ-CP, Khi lập quy hoạch dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải bảo đảm các nội dung sau:
- Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, các lô nhà phải bảo đảm chống cháy lan, giảm tối thiểu tác hại của nhiệt, khói bụi, khí độc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xung quanh.
- Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng bảo đảm cho phương tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy.
- Phải có hệ thống cấp nước chữa cháy; hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện phải bảo đảm phục vụ các hoạt động chữa cháy, thông tin báo cháy.
- Bố trí địa điểm xây dựng đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở những nơi cần thiết và phù hợp với quy hoạch để bảo đảm cho các hoạt động thường trực sẵn sàng chiến đấu, tập luyện, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
- Trong dự án phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
Quy trình thực hiện thẩm duyệt thiết kế PCCC công trình công nghiệp
Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ như sau:
Các bước thực hiện
Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh.
- Trường hợp ủy quyền cho một cá nhân, đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ:
- Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì viết phiếu biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ;
- Nếu hồ sơ không hợp lệ và thiếu thành phần thì trả lại và viết phiếu hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hoàn chỉnh.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, lễ).
- Trường hợp tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu điện: Cán bộ tiếp nhận lập phiếu giao nhận hồ sơ kèm theo giấy tờ giao nhận với nhân viên bưu điện.
Bước 3: Cá nhân, tổ chức nộp phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo thông báo nộp phí của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.
Hy vọng các doanh nghiệp sẽ có thêm những kiến thức về phương án khi thiết kế PCCC cụm công nghiệp, nhà xưởng cho doanh nghiệp của mình để phòng cháy và chữa cháy một cách an toàn và hiệu quả nhất.
➡ Xem ngay bình chữa cháy cho nhà xưởng
TOP từ khóa được tìm kiếm
– Tư vấn Thiết kế pccc công trình công nghiệp
– Thiết kế pccc công trình công nghiệp
– Bảo trì hệ thống pccc công trình
– Bảo trì hệ thống pccc công trình dân dụng
– Tư vấn Thiết kế pccc công trình
Bình Luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT