Phòng cháy chữa cháy là sử dụng các biện pháp và giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế tối đa các mức nguy cơ xảy ra cháy nổ.
Đồng thời có thể ứng phó kịp thời cho công tác cứu hộ, bảo vệ người và tài sản. Đặc biệt là chống cháy nổ hiệu quả và làm giảm tối đa thiệt hại do hỏa hoạn gây ra.
Phụ lục
Ngày 31 tháng 07 năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Vì thế để thực hiện tốt về PCCC theo đúng quy định của pháp luật và tránh bị xử phạt các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cần xác định xem mình có thuộc đối tượng là cơ sở thuộc diện quản lý về an toàn PCCC hay cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ hay không. Nếu có thì phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
Doanh nghiệp thuộc diện quản lý về PCCC | Doanh nghiệp có nguy hiểm về cháy, nổ | |
Loại hình doanh nghiệp |
Là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và các công trình độc lập khác.
|
Là cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC nhưng có yêu cầu cao về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy. |
Thiết kế nội quy an toàn và sơ đồ chỉ dẫn về PCCC | Cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC nhưng không phải là cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thì việc xây dựng nội quy an toàn và sơ đồ chỉ dẫn về PCCC được thực hiện phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC. | Các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải xây dựng Nội quy an toàn về PCCC và Sơ đồ chỉ dẫn về PCCC. |
Đào tạo và thực tập phương án PCCC | Cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC nhưng không phải là cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thì việc xây dựng và thực tập phương PCCC được thực hiện phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCCC. | Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải xây dựng phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy đó. |
Thành lập lực lượng PCCC | Cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ thì việc thành lập lực lượng PCCC được thực hiện phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC. | Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải có lực lượng PCCC cơ sở được huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ cho cơ sở. |
Kiểm định phương tiện PCCC | Phương tiện PCCC gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc PCCC, cứu người, cứu tài sản phải được kiểm định.
|
|
Kiểm tra an toàn về PCCC | Người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu doanh nghiệp quản lý cơ sở căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế và yêu cầu bảo đảm an toàn về PCCC sẽ quy định cụ thể về thời gian, số lần kiểm tra thường xuyên, định kỳ về an toàn PCCC trong phạm vi quản lý của mình. | |
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC | Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của mình.
Trường hợp cơ sở không tự tổ chức được lớp huấn luyện hoặc cá nhân có nhu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC thì phải đề nghị cơ quan Cảnh sát PCCC tổ chức lớp huấn luyện PCCC. |
|
Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thông dụng | Người đứng đầu cơ sở phải có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thông dụng thuộc phạm vi quản lý của mình. Và người được giao nhiệm vụ phải thực hiện việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng theo đúng chế độ quản lý. | |
Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy, chữa cháy | Người đứng đầu cơ sở phải có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy, chữa cháy thuộc phạm vi quản lý của mình. Và người được giao nhiệm vụ phải thực hiện việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng theo đúng chế độ quản lý. |
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì biện pháp phòng cháy chữa cháy được sử dụng chủ yếu là:
Khi có hỏa hoạn thì cần tiền hành khẩn trương kiểm tra các công việc sau:
TOP từ khóa được tìm kiếm