Quy Định Phòng Cháy Chữa Cháy Cho Quán Karaoke
Cập nhật 123: 07/09/2019
Lượt xem
754
Các chủ cơ sở kinh doanh quán vũ trường, karaoke thì thực hiện việc trang thiết bị phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý, cụ thể được quy định tại Thông tư số 47/2015/TT-BCA như sau:
Quy định phòng cháy chữa cháy cho quán Karaoke
Điều 8. Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Chủ cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thực hiện việc trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý, cụ thể như sau:
1. Trang bị phương tiện chữa cháy
Cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke trang bị bình chữa cháy bột xách tay loại có khối lượng chất bột chữa cháy ABC bằng hoặc lớn hơn 4kg, hoặc bình chữa cháy CO2 chữa cháy xách tay loại có khối lượng chất chữa cháy bằng hoặc lớn hơn 5kg, bảo đảm 01 bình/50 m2 và bán kính bảo vệ của một bình nhỏ hơn hoặc bằng 15 m.
2. Trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke, cụ thể:
a) Trang bị hệ thống báo cháy tự động đối với cơ sở có diện tích sử dụng từ 200 m2 hoặc khối tích từ 1000 m3 trở lên.
b) Trang bị hệ thống chữa cháy tự động đối với:
- Cơ sở khung thép mái tôn có diện tích từ 1200 m2 trở lên;
- Cơ sở có 01 hoặc 02 tầng có diện tích từ 3500 m2 trở lên;
- Cơ sở cao từ 3 tầng trở lên.
c) Trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà đối với cơ sở có khối tích từ 5.000 m3 trở lên hoặc cơ sở thuộc diện phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động.
3. Các phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 Điều này được bố trí cạnh lối ra, vào, trên chiếu nghỉ buồng thang, ở sảnh, hành lang hoặc những nơi dễ thấy, dễ sử dụng. Riêng hệ thống chuông báo cháy hoặc hệ thống phát thanh báo cháy được trang bị tới từng phòng của cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy được kiểm tra chất lượng theo định kỳ cho từng loại.
4. Tiêu chuẩn, chất lượng phương tiện phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hiện hành (TCVN 7062: (ISO 7165), chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay – Đặc tính và cấu tạo; TCVN 7027: (ISO 11601), chữa cháy – Xe đẩy chữa cháy – Đặc tính và cấu tạo; TCVN 5738: Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật; TCVN 7336: Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt; TCVN 3890: ).
Điều 9. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy
1. Chủ cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế tự tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo nội dung kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
2. Chủ cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke chấp hành việc kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền; cụ thể:
a) Xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
b) Tham gia đoàn kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở do mình quản lý khi có yêu cầu.
c) Tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Điều 10. Tổ chức hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke
Tổ chức hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
Điều 11. Bảo đảm chữa cháy và cứu nạn khi xảy ra cháy
1. Khi xảy ra cháy, người phát hiện thấy cháy bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết, cho một hoặc tất cả các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
2. Chủ cơ sở hoặc người được giao quản lý cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke huy động nhanh nhất lực lượng, phương tiện thuộc phạm vi quản lý để dập tắt đám cháy và thực hiện các quy định sau đây:
a) Tập trung cứu người, cứu tải sản và ngăn chặn cháy lan.
b) Tổ chức bảo vệ tài sản, hàng hóa tại khu vực cháy.
c) Chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy (nếu có).
d) Tham gia bảo vệ hiện trường vụ cháy, cung cấp thông tin có liên quan về vụ cháy cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
➡ Tham khảo thiết bị báo cháy cho quán Karaoke
TOP từ khóa được tìm kiếm
– Luật pccc
– Nghị định số 79/2014/nđ-cp
– Nghị định 136/2020
– Thông tư 66/2014/tt-bca
– Luật pccc mới nhất 2018
– Nghị định 136/2020/nđ-cp
Bình Luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT